Chuyển đến nội dung chính

Thừa Thiên Huế lập thêm nhiều khu cách ly tập trung

Hàng trăm chiếc giường sắt được lau chùi sạch sẽ, lắp ghép sẵn sàng tiếp nhận người dân trở về. Khu B ký túc xá Trường Bia có thể tiếp nhận hơn 1.200 người, trường Dân tộc nội trú gần 400 người.




Học viện Phật giáo được trung dụng làm khu cách ly tập trung cho người về từ TP HCM. Ảnh: Võ Thạnh

Dự kiến, dòng người từ TP HCM và các tỉnh phía Nam trở về địa phương những ngày tới còn lớn. Lãnh đạo Thừa Thiên Huế đã đi khảo sát Học viện Phật giáo tại xã Thủy Bằng và Phân hiệu Đại học Tài chính – Kế toán trên đường Phạm Văn Đồng, phường Phú Thượng, TP Huế, để làm nơi cách ly.

Sau chuyến khảo sát, tỉnh quyết định trưng dụng giảng đường và các khu nhà ở của Học viện Phật giáo; các phòng nghỉ của ký túc xá Đại học Tài chính – Kế toán. Cả hai nơi này có thể tiếp nhận gần 2.400 người.




Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế khảo sát Học viện Phật giáo để làm khu cách ly tập trung. Ảnh: Vạn An

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế khảo sát Học viện Phật giáo để làm khu cách ly tập trung. Ảnh: Vạn An

Khu chung cư ở phường Hương Sơ trên đường Nguyễn Văn Linh, phường Hương Sơ, cũng được dọn dẹp sạch sẽ, bố trí giường thành khu cách ly tập trung. Khu này vốn là nơi tái định cư cho người dân Thượng Thành, song nhiều năm nay bị bỏ hoang.

Trước đó, Thừa Thiên Huế đã thành lập thêm khu cách ly T5 là Trung tâm Giáo dục quốc phòng ở thị trấn Phú Bài, thị xã Hương Thủy và khu T6 ở dãy nhà A ký túc xá Trường Bia, Đại học Huế để đón người từ các vùng dịch trở về, bên cạnh các khu cách ly T3, T4 ở phường Phú Thượng, TP Huế.

Tất cả các khu cách ly này do quân đội quản lý, chi phí ăn uống, xét nghiệm của người dân cách ly tập trung được miễn phí.




Các phòng khu B ký túc xá trường Bia được lực lượng dân quân dọn dẹp, lắp ghép thêm giường. Ảnh: Vạn An

Các phòng khu B ký túc xá trường Bia được lực lượng dân quân dọn dẹp, lắp ghép thêm giường. Ảnh: Vạn An

Thượng tá Ngô Nam Cường, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết đến nay toàn tỉnh đã kích hoạt 16 khu cách ly cấp tỉnh, huyện và đang cách ly 3.590 người dân. “Hiện người dân từ TP HCM và các tỉnh phía Nam trở về rất lớn. Một số khu cách ly tập trung thành lập trước đó đã quá tải”, thượng tá Cường nói.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Thừa Thiên Huế đã yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố sẵn sàng kích hoạt khu cách ly đến cấp phường, xã.

Đến nay, cả nước ghi nhận 119.812 ca Covid-19, TP HCM nhiều nhất với 78.904 ca. Riêng Thừa Thiên Huế ghi nhận 30 ca, trong đó có 16 ca về từ TP HCM.

Võ Thạnh



from Blog – Trà Đá Mỗi Ngày https://ift.tt/37c3pF1
via IFTTT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu kiểm soát chặt việc giãn cách

Chiều 2/8, tại cuộc họp giao ban trực tuyến giữa Sở Chỉ huy chống dịch Covid-19 thành phố với các quận, huyện, Chủ tịch Hà Nội phân tích những ca lây nhiễm gần đây xảy ra ở khu vực nguy cơ cao như bệnh viện, chợ đầu mối…, do đó phải nghiêm túc giãn cách xã hội mới “bóc tách” hết F0 trong cộng đồng. Ông yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện, thị xã xuống cơ sở, tới từng tổ dân phố, khu dân cư để triển khai chỉ thị về giãn cách với phương châm “liên tục kiểm soát, đánh giá khu vực nguy cơ cao, chú ý khu đông dân, ngõ hẹp, lực lượng làm dịch vụ, tham gia chuỗi cung ứng”. Đồng tình với kiến nghị của Công an thành phố về kiểm soát mạnh mẽ hơn với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, Chủ tịch Hà Nội nói: “Đơn vị, cơ quan nào vi phạm về giãn cách xã hội, kể cả của khối Trung ương đều phải xử lý nghiêm. Lãnh đạo thành phố sẽ chịu trách nhiệm”. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh. Ảnh: Ngọc Thành. Trước việc xuất hiện một số ca bệnh ở chợ đầu mối, đơn vị cung cấp thực phẩm cho chuỗi siêu

Chàng trai nấu cơm tặng người cách ly

6h ngày 7/8, anh Tuấn có mặt tại nhà hàng Quán Tui trên đường Trần Hữu Dực, phường An Đông, TP Huế, để nhận thực phẩm. Ngay sau đó anh và đội ngũ nhân viên nhà hàng của gia đình sơ chế, nấu ăn cho người dân từ TP HCM và các tỉnh phía Nam về cách ly tập trung tại khu ký túc xá Trường Bia, Đại học Huế. Anh Mai Văn Tuấn chia thức ăn tặng người dân. Ảnh: Võ Thạnh Anh Tuấn kể, năm 2010 sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm tiếng Pháp, trường Đại học Ngoại ngữ Huế, anh vào TP HCM làm ở bộ phận nhân sự cho một ngân hàng. Sau 6 năm sinh sống và làm việc ở TP HCM, anh trở lại Huế, làm nghề thiết kế nội thất cho các công trình. 10 ngày trước, chứng kiến dòng người đi xe máy từ các tỉnh phía Nam về tránh dịch, anh Tuấn nhớ lại những ngày mưu sinh ở TP HCM và thấy phải làm gì đó giúp đồng hương. Đoán chắc khu cách ly tập trung quá tải trong việc nấu nướng, anh quyết định dùng số tiền dành dụm được tổ chức nấu cơm tặng người dân. Tận dụng không gian nhà hàng của gia đình buổi sáng không có

Ông Phan Văn Mãi làm Chủ tịch TP HCM

Ông Phan Văn Mãi, 48 tuổi, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP HCM, được bầu làm Chủ tịch UBND thành phố, thay ông Nguyễn Thành Phong, trưa 24/8. Tân Chủ tịch UBND TP HCM đắc cử với 87/89 đại biểu có mặt, sau khi được Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Lệ giới thiệu tại kỳ họp thứ 2, HĐND TP HCM khóa X. Việc miễn nhiệm ông Phong diễn ra trước đó với tỷ lệ 100% đại biểu tán thành. 5 hôm trước, Bộ Chính trị có quyết định ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP HCM thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Phó Bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2020-2025, Chủ tịch UBND TP HCM nhiệm kỳ 2021-2026; điều động, phân công giữ chức Phó ban Kinh tế Trung ương. Tân Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi trả lời báo chí trưa 24/8. Ảnh:  Gia Minh Phát biểu nhậm chức, ông Mãi cám ơn về việc được tín nhiệm, đồng thời nhắc đến vai trò của ông Nguyễn Thành Phong thời gian qua. “Với tư cách là người kế nhiệm, tôi xin trân trọng ghi nhận và cả